Tiết kiệm thời gian
Công nghệ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian bằng cách tối ưu hóa, tự động hóa, đơn giản hóa quy trình hoạt động, thậm chí loại bỏ được một số công việc mà nhân viên sẽ mất nhiều ngày để hoàn thành.
Nếu doanh nghiệp của bạn có nhu cầu giao tiếp nhanh chóng và nhất quán giữa nhân viên và khách hàng, hãy đầu tư vào các thiết bị phục vụ cho làm việc từ xa như máy tính xách tay, các công nghệ di động. Nếu ngân sách không có nhiều, doanh nghiệp có thể thiết lập một hệ thống quản lý nội dung trực tuyến, toàn bộ nhân viên có thể truy cập thông qua internet chứ không cần phải sử dụng một thiết bị hoàn toàn riêng biệt. Đó là lý do mà các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây và các ứng dụng quản lý nhóm phát triển mạnh mẽ đến như vậy. Một báo cáo cho thấy đầu tư vào công nghệ có thể giúp tăng năng suất lên 20% và những nhân viên dành 60-80% thời gian làm việc từ xa có mức độ tham gia làm việc cao nhất.
Cải thiện an ninh
Đầu tư vào bảo mật công nghệ thông tin là điều quan trọng đối với bất kỳ công ty nào muốn đạt được thành công. Vi phạm dữ liệu sẽ gây lên những chấn động trong dư luận, lấy mất lòng tin của khách hàng, khách hàng cảm thấy không an toàn và sẽ từ bỏ doanh nghiệp. Chúng ta mỗi người đều có ý thức phải khóa xe khi đi mua sắm và khóa cửa nhà khi đi làm, vì vậy không có lý do gì mà doanh nghiệp lại không quan tâm đến vấn đề bảo mật. Bảo mật tốt sẽ giúp doanh nghiệp giữ an toàn được tất cả các thông tin của nhân viên và khách hàng, tránh khỏi được những truy cập trái phép.
Nổi bật trong đám đông
Công nghệ và đổi mới luôn đi đôi với nhau. Nếu không bắt kịp xu hướng thị trường, đón đầu xu hướng thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh vượt mặt. Doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ để tạo ra lợi thế cạnh tranh khác biệt nổi trội của mình trên thị trường, vượt qua được đối thủ đồng thời cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Tương tác tốt hơn với khách hàng
Khách hàng ngày càng thông minh hơn. Họ yêu thích và bắt kịp với công nghệ, doanh nghiệp cần phải ở cùng bước sóng để tương tác và kết nối với họ. Chẳng hạn, nếu khách hàng của bạn sử dụng Instagram để gửi các khiếu nại và yêu cầu đặt hàng, nhưng doanh nghiệp lại kiểm tra tài khoản Instagram mỗi tuần có một lần, chẳng mấy mà chốc khách hàng sẽ không còn hứng thú gì với thương hiệu nữa vì trả lời quá chậm trễ. Trên thực tế, 84% doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ sử dụng ít nhất một nền tảng truyền thông xã hội để cung cấp thông tin cho khách hàng và 80% doanh nghiệp nhỏ sử dụng công nghệ kỹ thuật số, như ứng dụng nhắn tin tức thời, để liên lạc với các đối tác và khách hàng.